Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (QL5B)
Ðây là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ðiểm đầu của tuyến đường nằm trên đường vành đai 3 của Hà Nội, cách mố bắc cầu Thanh Trì 1.025 m; đi qua địa bàn các phường, xã, thị trấn: Thạch Bàn (quận Long Biên), Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) của thành phố Hà Nội; Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến (huyện Văn Giang),Hoàn Long, Yên Phú, Việt Cường, Minh Châu, Lý Thường Kiệt, Tân Việt (huyện Yên Mỹ), Đào Dương, Tân Phúc, Bãi Sậy(huyện Ân Thi) của tỉnh Hưng Yên; Thái Dương, Thái Hòa, Thúc Kháng, Tân Hồng, Bình Minh, Thái Học, Nhân quyền, Cổ Bì(huyện Bình Giang), Yết Kiêu, Gia Hòa, Lê Lợi, Phương Hưng, thị trấn Gia Lộc, Gia Khánh, Hoàng Diệu (huyện Gia Lộc), Ngọc Kỳ, Tái Sơn, Bình Lăng, Đông Kỳ, Tây Kỳ, Tứ Xuyên (huyện Tứ Kỳ), Thanh Hồng, Vĩnh Lập (huyện Thanh Hà) của tỉnh Hải Dương; Quang Trung, Quốc Tuấn, Tân Viên, Mỹ Đức, An Thái (huyện An Lão), Thuận Thiên, Hữu Bằng, Đại Đồng, Minh Tân (huyện Kiến Thụy), Hòa Nghĩa, Hải Thành (quận Dương Kinh), Tràng Cát, Nam Hải, Đông Hải 2 (quận Hải An) của thành phố Hải Phòng, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài 26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.[1]
Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số đường gom ở những chỗ cần thiết. Các loại xe ô-tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/giờ và xe máy không được đi vào đường này, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là liên thông khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn,21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh.